Phòng tắm là không gian sinh hoạt chung không thể thiếu được đối với các gia đình. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, nhu cầu sử dụng mà mỗi gia đình sẽ thiết kế khoảng không gian chung này theo những phong cách khác nhau.
Nhưng dù vậy, bạn vẫn phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn chung, dưới đây sẽ là 1 sai lầm khi thiết kế phòng tắm cần tránh, cùng kiểm tra xem gia đình bạn có mắc phải lỗi nào không nhé !!!!!
1. Chọn gạch lát sàn không phù hợp
Phòng tắm là nơi thường xuyên ẩm ướt chình vì vậy bạn cần chọn gạch lát nền chống trơn trượt để tránh xảy ra tai nạn nhất là khi gia đình có người già và trẻ nhỏ. Tốt nhất bạn nên chọn gạch có bề mặt nhám, có khả năng chống trơn cao.
Hơn nữa, đây là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước nên gạch chống thấm cũng là một trong những lựa chọn hợp lý đặc biệt là đối với không gian phòng tắm được thiết kế ở tầng trên sẽ giúp nước không bị thấm ngược lại gây mất vệ sinh.
Ngoài ra, các gia đình cũng nên chú ý đến màu sắc của gạch với các thiết bị vệ sinh trong nhà tắm để đảm bảo độ tương phản, tránh gây nhầm lẫn khi người già sử dụng.
2. Thiết kế thiếu ánh sáng
Căn phòng tắm tối tăm, u ám vừa gây khó khăn cho người sử dụng vừa không tốt cho tính phong thủy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn bổ sung thêm ánh sáng tự nhiên vào phòng, nó sẽ giúp căn phòng trở nên gợi mở hơn cũng như nâng cao tâm trạng tổng thể.
Ngược lại, căn phòng thiếu ánh sáng gây cảm giác bức bối, khó chịu và còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Vì vậy, phòng tắm cần phải vừa thông thoáng, sạch sẽ vừa đảm bảo đầy đủ ánh sáng tự nhiên.
3. Không có cửa sổ
Đây là một sai lầm cơ bản mà hiện nay rất nhiều gia đình đang mắc phải. Thông thường, các gia đình thường bố trí phòng tắm ở khu vực khuất và bí bách, thường chỉ lắp đặt thêm quạt thông gió để cho có mà quên mất việc tạo thêm hệ thống thông gió khiến cho phòng tắm càng thêm ngột ngạt hơn.
Vì thế, khi thiết kế phòng tắm, bạn nên chú trọng vào việc thiết kế hệ thống thông gió cho phòng tắm để bớt mùi hôi và giúp chúng thoát ra ngoài nhanh hơn. Nếu phòng tắm đã hoàn thiện mà chưa có hệ thống thông gió thì bạn cũng có thể khắc phục bằng cách bật quạt thông gió thường xuyên hoặc sử dụng thêm các loại nước xịt phòng, tinh dầu có hương thơm dịu nhẹ.
5. Phòng tắm quá lớn so với diện tích nhà
Thiết kế nội thất nhà tắm đẹp, tiện nghi sẽ mang tới sự thoải mái, không gây cảm giác tù túng cho người sử dụng. Nhưng nhiều gia đình lại thiết kế nhà tắm với tỷ lệ quá lớn so với nhà ở. Sẽ không là gì nếu như không gian trong nhà cũng lớn, nhưng nếu như không gian nhà nhỏ mà thiết kế phòng vệ sinh lớn sẽ chiếm nhiều diện tích của ngôi nhà, là cho diện tích sinh hoạt của ngôi nhà sẽ giảm hơn.
Bởi vậy, bạn nên thiết kế phòng tắm cùng với diện tích vừa phải đủ để sử dụng và phù hợp với diện tích của căn nhà, nội thất bên trong nên sắp xếp gọn gàng, tăng diện tích sinh hoạt cho không gian.
6. Lắp đặt, lựa chọn thiết bị vệ sinh không phù hợp
Trước khi bạn lắp đặt các thiết bị điện nước trong phòng tắm bạn đã phải bố trí đường ống dẫn nước, thoát nước rồi cấp điện như thế nào. Điều này cũng bao hàm việc bạn đã lựa chọn được các thiết bị cho phòng tắm của gia đình.
Ngoài ra, trong quá trình chọn thiết bị vệ sinh, bạn đừng nên mua một sản phẩm nào đó chỉ vì thích mà hãy cân nhắc xem thiết bị đó có phù hợp với không gian nhà tắm hay mục đích sử dụng không. Hơn nữa, đôi khi còn tạo nên sự kết hợp mất cân đối, làm cho không gian bị bí bách, chật hẹp hơn. Chẳng hạn như nhà vệ sinh có diện tích khiêm tốn, nhưng bạn lại chọn những thiết bị vệ sinh lớn sẽ khiến không gian chật hẹp hơn, bất tiện khi sử dụng. Do đó, ngoài sở thích cá nhân, hãy quan tâm đến tổng thể xung quanh để mua được nội thất thích hợp.
Tương tự, chất liệu cũng là một trong những điểm đáng lưu ý khi chọn mua đồ nội thất cho nhà vệ sinh. Đây là môi trường thường xuyên chịu ẩm ướt, nên hãy chọn những chất liệu tương xứng với điều kiện này. Để việc vệ sinh phòng tắm đơn giản hơn, bạn nên chọn các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, lavabo, bồn tắm,…. được làm bằng sứ hoặc nhựa cao cấp để thuận tiện cho việc lau chùi và còn chống chầy xước.
7. Thiếu không gian lưu trữ
Bạn có một phòng tắm xa hoa với các phụ kiện đẹp, tinh tế và một cái nắp nhỏ dễ thương để bàn chải đánh răng và kem đánh răng của bạn – nhưng còn khoảng trống cho khăn tắm của bạn và các đồ vệ sinh khác?
Một phòng tắm tốt cần có một không gian lưu trữ hợp lý, bao gồm không gian lưu trữ cho các dụng cụ vệ sinh phòng tắm, và các vật dụng bổ sung (cuộn giấy vệ sinh!). Những điều này giúp bạn thuận tiện để có tất cả mọi thứ phòng tắm có liên quan ngay lúc bạn cần..
Bạn nên sắm tủ đựng đồ để có thể tiết kiệm không gian. Bên trong tủ có thể gắn thêm kệ giúp tăng diện tích chứa đồ. Tận dụng diện tích bằng cách tận dụng khoảng trống dưới bồn rửa tay để tăng thêm không gian lưu trữ.
Hi vọng sau bài viết trên, bạn sẽ không mắc phải những sai lầm trên khi thiết kế phòng tắm để đảm bảo an toàn, thuận tiện hơn khi sử dụng, đồng thời góp phần nâng cao tính thẩm mỹ của toàn bộ không gian trong nhà.